Vật lý trị liệu– phương pháp dựa trên khoa học vật lý để giúp mọi người chữa trị bệnh mà không phải sử dụng thuốc. Điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh mà mức độ rủi ro của phương pháp điều trị này cũng khá thấp, đề cao sự an toàn cho bệnh nhân. Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ phục hồi chức năng riêng để đạt hiệu quả phục hồi là cao nhất nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những chức năng của chúng. Hãy cùng điểm qua một số phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh nhé!
Các phương thức vật lý trị liệu thường được ứng dụng:
– Vận động trị liệu.
– Xoa bóp trị liệu.
– Hoạt động trị liệu.
– Nhiệt trị liệu.
– Điện trị liệu.
– Kéo nắn trị liệu.
– Ánh sáng trị liệu.
Hai phương pháp được kể đến trong điều trị phục hồi chức năng
1. Vận động trị liệu
Vận động trị liệu là áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng.
a. Mục đích vận động trị liệu
- Phục hồi tầm vận động của khớp.
- Làm mạnh cơ.
- Điều hợp động tác.
- Tái rèn luyện các cơ bị liệt , bị mất chức năng.
- Tạo thuận cho cảm thụ bản thể.
- Phòng thương tật thứ cấp.
b. Ba loại cơ chi phối các động tác của cơ thể
- Co cơ tĩnh: là loại cơ cơ vì lực cơ chưa đủ mạnh để kéo hai đầu khởi điểm và cuối điểm của cơ gần nhau, chưa tạo ra cử động khớp, ta gọi là co cơ đẳng trường.
- Co cơ đồng tầm: cơ có tạo ra cử động khớp, làm cho hai đầu bám tận và nguyên lý gần nhau. (còn gọi là co cơ đẳng trương )
- Co cơ tâm sau: khi co cơ tạo ra khoảng cách giữa bám tận và nguyên uỷ xa nhau
c. Tác dụng sinh học của vận động có cơ
- Tăng cung lượng tim
- Tăng cung cấp máu cho hệ mao mạch.
- Phòng chống teo cơ cứng khớp.
- Bảo vệ vững chắc hình thế xương khớp.
- Điều chỉnh sự điều hợp của hoạt động thần kinh, phục hồi vận động.
- Phòng chống thoái hoá khớp.
- Tăng cường đào thải các chất cặn bã.
d. Khi cử động cơ được chia ra
- Cơ chủ vận.
- Cơ đối kháng
- Cơ đồng vận.
- Cơ cố định
- Cơ trung gian.
Điều hợp là sự sử dụng đúng các cơ ở một thời điểm đúng và vận dụng lực chính xác theo nhu cầu của động tác.
e. Phân loại vận động
- Vận động thụ động.
- Vận động chủ động có trợ giúp.
- Vận động chủ động không có trợ giúp.
- Vận động có kháng trở.
- Vận động có kháng trở tăng tiến.
2. Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu là khoa học nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh với những hoạt động chọn lựa, nhằm cải tiến hay duy trì sức khỏe ngăn ngừa tàn tật, lượng giá thái độ và điều trị hay tập luyện người bệnh có những khiếm khuyết về thể chất hay tâm trí
a. Mục đích của hoạt động trị liệu
- Gia tăng sức khỏe
- Tăng sức mạnh bền bỉ của cơ khớp.
- Giúp người bệnh làm quen với công việc mới
b. Nguyên tắc trong hoạt động trị liệu
- Kỹ thuật viên cần trình bày rõ ràng cho người bệnh hiểu –
- Người bệnh thực hiện các hoạt động kỹ thuật viên sửa những động tác sai.
- Người bệnh làm nhiều lần có thể hoàn thành tốt hoạt động của mình
c. Các hoạt động bao gồm
- Sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh thay quần áo
- Hoạt động sáng tác nghề thủ công nghệ thuật
- Hoạt động giáo dục & trí tuệ: kiến thức, âm nhạc
- Hoạt động hướng nghiệp: giúp thoải mái tinh thần.
Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.